Bài viết

12/2/11

Khi lòng dân thức tỉnh


Chỉ cách bài viết này hơn 10 tiếng đồng hồ, thì tên tổng thống độc tài của đất nước kim tự tháp Ai Cập vẫn còn nhơn  nhơn tuyên bố không từ chức. Những câu nói quen thói ngang ngược ấy làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ của đám đông biểu tình. Rồi chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó hắn ta đã phải chấp nhận thua cuộc, từ chức và cùng gia quyến cuốn gói ra khỏi đất nước. Đất nước mà hắn đã tồn tại với cương vị tổng thống 30 năm ròng.

Chỉ chưa tới 20 ngày biểu tình sôi động của dân chúng, mà một thể chế lì lợm hơn một phần tư thế kỷ đã diệt vong, sau bao cố gắng vùng vẫy giãy chết của nó. Điều đó nói lên một sức mạnh không bờ bến khi lòng dân tỉnh thức, khi lòng dân phẫn nộ. Bất cứ cuộc đấu tranh  nào dù lớn bé, dù là một tập thể hay chính cuộc đấu tranh nội tâm của một người, thì điều căn bản vẫn là một sự thức tỉnh. Một dân tộc bị ru ngủ với sự kìm kẹp thôi miên hay trước sự đe dọa của quyền lực, thì trở nên khiếp nhược, đớn hèn. Một thời gian  nào đó rồi mọi sự là đảo chiều khi một số đông trí thức đồng loạt tỉnh thức và quật khởi.

Ở  những quốc gia có thể chế độc tài thì đa số dân thiện lương đều khó sống. Nhiều điều nghịch lý mâu thuẫn tồn tại trơ trơ trước mắt. Kẻ trí thức có ăn học thì không có việc làm. Hay có việc làm nhưng vẫn dưới tay sai bảo những thằng có giấy chứng nhận ''văn hóa rừng''. Kẻ mang danh nghĩa là phục vụ thì lại là những kẻ thống trị, nhũng nhiễu nhất. Những bất công tràn lan như thế, thì với thời đại thông tin như bây giờ, thì những liều thuốc mê quá đát, những luận điệu '' dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng...'' chi chi đó,chắc chắn sẽ không còn hiệu nghiệm mê hoặc nữa. 

Vấn đề thì vẫn là thời gian. Một kẻ bị tra tấn, bị thôi miên, ru ngủ,nay dù có tỉnh thức thì vẫn chờ đợi thời gian cho hết cơn uể oải. Đó là một sự tỉnh thức dần dần. Đó vẫn là điều hy vọng.

Tuy nhiên dân Ai Cập hạnh phúc hơn vì hai lý do. Thứ nhất là họ bị sự độc tài thống trị nhưng chỉ là độc tài cá nhân. Thứ hai là quân đội của họ hiểu ra sứ vụ của người lính là bảo vệ đất nước, bảo vệ cho dân mình. Còn những đất nước khác thì kém may mắn hơn khi bị thống trị bởi cái gọi là độc tài tập đoàn , ê kíp, guồng máy. Rồi quân đội đáng ra là sức mạnh của dân thì lại thề trung thành với đảng. Quân đội thành một đám security chuyên bảo vệ đảng, bảo vệ lãnh tụ và tuân phục  như kiểu chó săn với chủ.

Nếu Ai Cập có thể chế như bạn Túng Của, thì quân đội tràn vào xả súng, rượt đuổi đánh giết người dân, cho xe tăng cán nát thây đám đông biểu tình. Kịch bản Thiên An Môn sẽ diễn lại. Chỉ qua một đêm thì đảng lại vỗ tay chúc mừng và quân đội lại ca lên bài vọng cổ ..''kẻ thù nào cũng chiến thắng''.
Tuy vậy mà trong suốt 20 ngày qua, Trung Quốc vẫn không dám cho đăng tin tức liên quan tới diễn biến ở Ai Cập. Bởi vì  nỗi sợ dù có vẻ mơ hồ nhưng rất... thực?





Thôi thì thêm một chế độ thối nát độc tài đã sụp đổ. Ta mừng cho dân Ai Cập và hy vọng đến  một ngày nơi những quốc gia có những kẻ như anh em nhà '' cát xì trơ '', cha con nhà " kim giun kim'', dòng họ nhà '' Trương Tam- Lý Tứ '' hay họ hàng nhà '' nông dân '' nào đó. Ở những nơi ấy, mong mỏi sẽ có lúc mà bài viết này tạm dùng một cụm từ của ai đó gọi là :

Khi lòng dân thức tỉnh.

Tịnh Mạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét